CƠ CẤU TỔ CHỨC
Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của cán bộ công chức Ủy ban nhân dân xã Phượng Kỳ
24/08/2021 12:00:00

Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ

A.   BẢN ĐỒ XÃ PHƯỢNG KỲ

 

B.    CƠ CẤU, TỔ CHỨC CÁN BỘ, CÔNG CHỨC XÃ PHƯỢNG KỲ

 

STT

Họ và tên

Chức vụ

Số điện thoại

Địa chỉ gmail, hmail

1

Phạm Hải Phú

Bí thư đảng ủy-

Chủ tịch HĐND xã

0982.523.034

danguyphuongky@gmail.com

phamhaiphu@haiduong.gov.vn

2

Phạm Hữu Tuyến

Phó BT TT Đảng ủy

0372.843.368

phamhuutuyen68@gmail.com

phamhuutuyen@haiduong.gov.vn

3

Phạm Thị Mai

Phó Chủ tịch HĐND

0397.725.234

pthmai1974@gmail.com

phamthimai1974@haiduong.gov.vn

4

Tấn Văn Duẩn

PBT-Chủ tịch UBND

0977.161.526

vanduan.tk@gmail.com

tanvawnduan@haiduong.gov.vn

5

Vũ Xuân Thiệp

Phó chủ tịch UBND

0981.929.588

vuthiep1002@gmail.com

vuxuanthiep1982@haiduong.gov.vn

6

Hoàng Thanh Trụ

Chỉ huy trưởng BCH QS

0977.177.567

thanhtru2013@gmail.com

hoangthanhtru@haiduong.gov.vn

 

7

Phạm Văn Nhật

Trưởng công an xã

0963793183

phamvannhat8@gmail.com

phamvannhat1983@haiduong.gov.vn

 

8

Đỗ Thị Hiền

CC VP -TK

0987.542.228

dohien2608@gmail.com

dothihien@haiduong.gov.vn

9

Nguyễn Thị Thu Thủy

CC VP-TK

0971.857.699

nguyenthuy82.kt@gmail.com

nguyent.t.thuy@haiduong.gov.vn

10

Phạm Khắc Mến

CC TP - HT

0989.672.826

khacmen@gmail.com

phamkhacmen@haiduong.gov.vn

11

Phạm Thị Hường

CC TC-KT

0979.149.109

phamthihuong19091985@gmail.com

phamthihuong1985@haiduong.gov.vn

12

Phạm Thị Hoài

CC VH-XH

0382.596.987

phamthuhoaihd@gmail.com

phamthihoai1987@haiduong.gov.vn

13

Nguyễn Thị Hằng

CC VH –XH

0384912955

nguyenhang895@gmail.com

nguyenthihang1989@haiduong.gov.vn

14

Nguyễn Đình Phúc

CC ĐC - XD

0975.871.988

nguyendinhphuc871988@gmail.com

 

15

Vũ Ngọc Bắc

CT UB MTTQ

0389.510.063

mattrantoquoc.tk@gmail.com

vungocbac@haiduong.gov.vn

16

Vũ Mạnh Hưng

Bí thư ĐTN

0387.105.384

vumanhhung1986pk@gmail.com

vumanhhung1989@haiduong.gov.vn

17

Nguyễn Thị Phương

Chủ tịch Hội LHPN

0385.551.267

phuongloc2002@gmail.com

nguyenthiphuong1974@haiduong.gov.vn

18

Ngô Thị Tuân

Chủ tịch Hội ND

0337.758.891

tieptuanpk@gmail.com

ngothituan@haiduong.gov.vn

19

Phạm Đức Dương

Chủ tịch Hôi CCB

0358.090.007

phamducduong@haiduong.gov.vn

PHẦN 1. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ UBND XÃ

I. TRÁCH NHIỆM LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC Ở ĐỊA PHƯƠNG CỦA CÁC THÀNH VIÊN UBND

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân là người lãnh đạo và điều hành công việc của Uỷ ban nhân dân; chịu trách nhiệm cá nhân về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình quy định tại Điều 121 Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; cùng với tập thể Uỷ ban nhân dân chịu trách nhiệm về hoạt động của Uỷ ban nhân dân trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và trước cơ quan nhà nước cấp trên.

Phó Chủ tịch và Ủy viên UBND thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân phân công; chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Uỷ ban nhân dân về việc thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn đã được giao.

Mỗi thành viên của Uỷ ban nhân dân chịu trách nhiệm cá nhân về phần công tác của mình trước Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cùng cấp và cùng với các thành viên khác chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của Uỷ ban nhân dân trước Hội đồng nhân dân cấp mình và trước cơ quan nhà nước cấp trên.

 II. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ CÁC THÀNH VIÊN UBND

1. Ông Tấn Văn Duẩn, Chủ tịch UBND xã

Phụ trách chung việc lãnh đạo, điều hành công việc của Uỷ ban nhân dân; trực tiếp phụ trách, điều hành các công việc quản lý nhà nước thuộc các lĩnh vực: phát triển kinh tế công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, thương mại; tài chính, thu, chi ngân sách; đất đai, tài nguyên môi trường; xây dựng cơ bản; tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; nội vụ, tổ chức cán bộ, xây dựng chính quyền; quản lý địa giới hành chính; thi đua khen thưởng; phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; dân tộc, tôn giáo.

 Chỉ đạo chung các nội dung công việc: công tác xây dựng nông thôn mới; đảm bảo an ninh, quốc phòng, trật tự, an toàn xã hội; phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn. Phụ trách thôn Tân Hợp.

2. Ông Vũ Xuân Thiệp, Phó Chủ tịch UBND xã

Được Chủ tịch UBND xã ủy quyền điều hành, giải quyết các công việc của UBND khi Chủ tịch UBND đi vắng.

Trực tiếp phụ trách, điều hành các công việc quản lý nhà nước thuộc các lĩnh vực: nông nghiệp - nông thôn; giao thông - thủy lợi; giáo dục; y tế; lao động thương binh xã hội; văn hóa, thể dục thể thao; tư pháp - hộ tịch.

 Giúp Chủ tịch UBND đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn xã và tổ chức thực hiện xây dựng nông thôn mới.

Phụ trách điều hành công tác hành chính, văn phòng, nội vụ cơ quan UBND xã, trực tiếp ký và giải quyết các công việc của bộ phận “một cửa”.

Thực hiện một số công việc khác theo sự phân công của Chủ tịch UBND xã khi có yêu cầu. Phụ trách thôn Như Lâm.

3. Ông Hoàng Thanh Trụ, Ủy viên UBND, Chỉ huy trưởng Quân sự

 Trực tiếp phụ trách, điều hành các công việc quản lý nhà nước thuộc các lĩnh vực: quốc phòng, quân sự địa phương; giúp Chủ tịch UBND thực hiện công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

Trực tiếp điều hành hoạt động của Ban chỉ huy Quân sự xã; chỉ đạo lực lượng dân quân phối hợp với công an và lực lượng khác bảo vệ an ninh trật tự, sẵn sàng chiến đấu, phục vụ chiến đấu, khắc phục hậu quả thiên tai; thực hiện nghiêm chế độ quản lý, sử dụng, bảo quản vũ khí, khí tài được trang bị.

Thực hiện một số công việc khác theo sự phân công của Chủ tịch UBND xã khi có yêu cầu. Phụ trách thôn Tân Hợp.

 4. Ông Phạm Văn Nhật, Ủy viên UBND, Trưởng Công an xã

Trực tiếp phụ trách, điều hành các công việc quản lý nhà nước thuộc các lĩnh vực: An ninh trật tự tại địa phương; giúp Chủ tịch UBND thực hiện công tác phòng chống tệ nạn xã hội, bảo đảm an ninh trật tự tại địa phương.

Trực tiếp điều hành hoạt động của Công an xã; chỉ đạo lực lượng Công an viên phối hợp với lực lượng Dân quân và lực lượng khác bảo vệ an ninh chính trị tại địa phương.

Thực hiện một số công việc khác theo sự phân công của Chủ tịch UBND xã khi có yêu cầu. Phụ trách địa bàn thôn Như Lâm.

III. TRÁCH NHIỆM, PHẠM VI GIẢI QUYẾT CÔNG VIỆC

1. Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Ủy ban nhân dân xã

- Ủy ban nhân dân xã thảo luận tập thể, quyết định theo đa số các vấn đề pháp luật quy định, thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân xã.

- Cách thức giải quyết công việc của Ủy ban nhân dân xã:

 a) Ủy ban nhân dân xã họp, thảo luận tập thể và quyết định theo đa số các vấn đề quy định tại khoản 1 Điều này tại phiên họp Ủy ban nhân dân;

b) Đối với các vấn đề cần giải quyết gấp nhưng không tổ chức họp Ủy ban nhân dân được, theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân. Công chức Văn phòng - Thống kê xã gửi toàn bộ hồ sơ của vấn đề cần xử lý đến các thành viên Ủy ban nhân dân để lấy ý kiến. Nếu quá nửa tổng số thành viên Ủy ban nhân dân xã nhất trí thì Công chức Văn phòng - Thống kê xã tổng hợp, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân quyết định và báo cáo Ủy ban nhân dân xã tại phiên họp gần nhất.

2. Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của các thành viên Ủy ban nhân dân xã

- Trách nhiệm chung:

a) Tích cực, chủ động tham gia các công việc chung của Ủy ban nhân dân xã; tham dự đầy đủ các phiên họp của Ủy ban nhân dân; cùng tập thể quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban nhân dân; tổ chức chỉ đạo thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước; kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; tăng cường kiểm tra, đôn đốc cán bộ, công chức cấp xã, Trưởng thôn hoàn thành các nhiệm vụ; thường xuyên học tập, nâng cao trình độ; nghiên cứu, đề xuất với cấp có thẩm quyền về chủ trương, chính sách đang thi hành tại cơ sở;

 b) Không được nói và làm trái các nghị quyết của Hội đồng nhân dân, quyết định, chỉ thị của Ủy ban nhân dân xã và văn bản chỉ đạo của cơ quan nhà nước cấp trên. Trường hợp có ý kiến khác thì vẫn phải chấp hành, nhưng được trình bày ý kiến với Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã.

- Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã:

a) Chịu trách nhiệm cá nhân về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao theo quy định của Luật Tổ chức Chính quyền địa phương tại Điều 121; cùng các thành viên khác của Ủy ban nhân dân chịu trách nhiệm tập thể về 3 hoạt động của Ủy ban nhân dân trước Hội đồng nhân dân cùng cấp, cơ quan hành chính nhà nước cấp trên, trước nhân dân địa phương, trước pháp luật.

b) Trực tiếp chỉ đạo hoặc giao cho Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân chủ trì, phối hợp giải quyết những vấn đề có liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực ở địa phương. Trường hợp cần thiết, Chủ tịch Ủy ban nhân dân có thể thành lập các tổ chức tư vấn để tham mưu, giải quyết công việc.

c) Ủy nhiệm cho Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân điều hành công việc của Ủy ban nhân dân khi Chủ tịch Ủy ban nhân dân vắng mặt.

d) Thay mặt Ủy ban nhân dân ký quyết định của Ủy ban nhân dân; ban hành quyết định, chỉ thị và hướng dẫn, kiểm tra việc thi hành các văn bản đó ở địa phương.

- Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã:

a) Thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Chủ tịch Ủy ban nhân dân và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân về thực hiện nhiệm vụ được giao; cùng các thành viên khác của Ủy ban nhân dân chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của Ủy ban nhân dân.

b) Tham dự đầy đủ các phiên họp của Ủy ban nhân dân; thảo luận và biểu quyết những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân.

c) Ký quyết định, chỉ thị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân khi được Chủ tịch Ủy ban nhân dân ủy nhiệm.

- Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Ủy viên Ủy ban nhân dân xã:

 a) Được Chủ tịch Ủy ban nhân dân phân công phụ trách lĩnh vực cụ thể và chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân về thực hiện nhiệm vụ được giao; cùng các thành viên khác của Ủy ban nhân dân chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của Ủy ban nhân dân; báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân khi được yêu cầu.

 b) Ủy viên Ủy ban nhân dân được giao nhiệm vụ phụ trách công tác chuyên môn của Ủy ban nhân dân chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước cơ quan quản lý nhà nước cấp trên về ngành, lĩnh vực phụ trách.

c) Tham dự đầy đủ các phiên họp của Ủy ban nhân dân; thảo luận và biểu quyết những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân.

- Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của công chức cấp xã

 Ngoài việc thực hiện các quy định tại Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày 05 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ về công chức xã, phường, thị trấn, công chức xã còn có trách nhiệm:

1- Giúp Ủy ban nhân dân và Chủ tịch Ủy ban nhân dân thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở xã, bảo đảm sự thống nhất quản lý theo lĩnh vực chuyên môn; chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã và cơ quan chuyên môn cấp huyện về lĩnh vực được phân công.

2 - Nêu cao tinh thần trách nhiệm, chủ động giải quyết công việc được giao, sâu sát cơ sở, tận tụy phục vụ nhân dân, không gây khó khăn, phiền hà cho nhân dân. Nếu vấn đề giải quyết vượt quá thẩm quyền, phải kịp thời báo cáo Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch phụ trách để xin ý kiến chỉ đạo.

3 - Tuân thủ Quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân xã, chấp hành sự phân công công tác của Chủ tịch Ủy ban nhân dân; giải quyết kịp thời công việc theo đúng chức năng, nhiệm vụ được giao, không để tồn đọng, ùn tắc; chấp hành nghiêm chỉnh quy định của pháp luật và nội quy cơ quan.

 4 - Không chuyển công việc thuộc phạm vi trách nhiệm cá nhân lên Chủ tịch, Phó Chủ tịch hoặc tự ý chuyển cho cán bộ, công chức khác; không tự ý giải quyết các công việc thuộc trách nhiệm của cán bộ, công chức khác; trong trường hợp nội dung công việc có liên quan đến cán bộ, công chức khác thì phải chủ động phối hợp và kịp thời báo cáo Chủ tịch, Phó Chủ tịch xử lý.

5- Chịu trách nhiệm bảo quản, giữ gìn hồ sơ tài liệu liên quan đến công tác chuyên môn; tổ chức sắp xếp, lưu trữ tài liệu có hệ thống phục vụ cho công tác lâu dài của Ủy ban nhân dân xã; thực hiện chế độ báo cáo bảo đảm kịp thời, chính xác tình hình về lĩnh vực công việc mình phụ trách theo quy định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã.

- Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của người hoạt động không chuyên trách xã, Trưởng thôn

1 - Người hoạt động không chuyên trách xã chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân và Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã về nhiệm vụ chuyên môn được Chủ tịch phân công và thực hiện các nhiệm vụ được pháp luật quy định.

2- Trưởng thôn chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã về các hoạt động của thôn; tổ chức thực hiện các nhiệm vụ công tác trên địa bàn; thường xuyên báo cáo tình hình công việc với Chủ tịch, Phó Chủ tịch phụ trách; đề xuất phương án giải quyết kịp thời những kiến nghị của công dân, tổ chức và các thôn.

IV QUAN HỆ CÔNG TÁC CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ

1. Quan hệ với Ủy ban nhân dân huyện và cơ quan chuyên môn cấp huyện

- Ủy ban nhân dân xã và Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã chịu sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân huyện; chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Ủy ban nhân dân huyện.

Trong chỉ đạo điều hành, khi gặp những vấn đề vượt quá thẩm quyền hoặc chưa được pháp luật quy định, Ủy ban nhân dân xã phải báo cáo kịp thời để xin ý kiến chỉ đạo của Ủy ban nhân dân huyện; thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo tình hình với Ủy ban nhân dân huyện và cơ quan chuyên môn cấp huyện theo quy định hiện hành về chế độ thông tin, báo cáo.

- Ủy ban nhân dân xã chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và đôn đốc về chuyên môn, nghiệp vụ của cơ quan chuyên môn huyện trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn trên địa bàn xã; có trách nhiệm phối hợp với cơ quan chuyên môn huyện trong đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, công chức xã, từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức xã.

Ủy ban nhân dân xã bố trí cán bộ, công chức đủ năng lực đáp ứng yêu cầu các lĩnh vực công tác theo hướng dẫn nghiệp vụ của cấp trên; giữ mối liên hệ chặt chẽ với cơ quan chuyên môn huyện, tuân thủ sự chỉ đạo thống nhất của cơ quan chuyên môn cấp trên.

2. Quan hệ với Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân cấp xã

 - Quan hệ với Đảng ủy xã:

a) Ủy ban nhân dân xã chịu sự lãnh đạo của Đảng ủy xã trong việc thực hiện nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các văn bản chỉ đạo của cơ quan nhà nước cấp trên;

b) Ủy ban nhân dân xã chủ động đề xuất với Đảng ủy phương hướng, nhiệm vụ cụ thể về phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh, trật tự an toàn xã hội, nâng cao đời sống nhân dân và những vấn đề quan trọng khác ở địa phương; có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng để giới thiệu với Đảng ủy những cán bộ, đảng viên có phẩm chất, năng lực đảm nhiệm các chức vụ công tác chính quyền.

-  Quan hệ với Hội đồng nhân dân xã:

a) Ủy ban nhân dân xã chịu sự giám sát của Hội đồng nhân dân xã; chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Nghị quyết của Hội đồng nhân dân và báo cáo trước Hội đồng nhân dân xã; phối hợp với Thường trực Hội đồng nhân dân chuẩn bị nội dung các kỳ họp của Hội đồng nhân dân xã; xây dựng các đề án 6 trình Hội đồng nhân dân xã xem xét, quyết định; cung cấp thông tin về hoạt động của Ủy ban nhân dân xã, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các đại biểu Hội đồng nhân dân xã;

 b) Các thành viên Ủy ban nhân dân xã có trách nhiệm trả lời các chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân; khi được yêu cầu, phải báo cáo giải trình về những vấn đề có liên quan đến công việc do mình phụ trách;

c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã thường xuyên trao đổi, làm việc với Thường trực Hội đồng nhân dân xã để nắm tình hình, thu thập ý kiến của cử tri; cùng Thường trực Hội đồng nhân dân xã giải quyết những kiến nghị, nguyện vọng chính đáng của nhân dân.

- Quan hệ với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân xã:

Ủy ban nhân dân xã phối hợp chặt chẽ với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân xã trong thực hiện các nhiệm vụ chăm lo đời sống và bảo vệ lợi ích của nhân dân; tạo điều kiện cho các tổ chức hoạt động có hiệu quả; định kỳ 6 tháng một lần hoặc khi thấy cần thiết, thông báo về tình hình phát triển kinh tế - xã hội địa phương và các hoạt động của Ủy ban nhân dân cho các tổ chức biết, để phối hợp, vận động, tổ chức các tầng lớp nhân dân chấp hành đúng đường lối chính sách, pháp luật và thực hiện tốt nghĩa vụ công dân đối với Nhà nước.

- Quan hệ giữa Ủy ban nhân dân xã với Trưởng thôn

a. Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã phân công các thành viên Ủy ban nhân dân phụ trách, chỉ đạo, nắm tình hình các thôn. Hàng tháng, các thành viên Ủy ban nhân dân làm việc với Trưởng thôn thuộc địa bàn được phân công phụ trách hoặc trực tiếp làm việc với thôn để nghe phản ánh tình hình, kiến nghị và giải quyết các khiếu nại của nhân dân theo quy định của pháp luật.

b. Trưởng thôn phải thường xuyên liên hệ với Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân xã để tổ chức quán triệt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các văn bản chỉ đạo điều hành của cơ quan nhà nước cấp trên và của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân xã để triển khai thực hiện; phát huy quyền làm chủ của nhân dân, thực hiện tốt Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở cơ sở. Trưởng thôn thường xuyên, kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân và Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã tình hình mọi mặt của thôn, đề xuất biện pháp giải quyết khi cần thiết, góp phần giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn.

V. HOẠT ĐỘNG CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ

1. Phiên họp của Ủy ban nhân dân xã

- Ủy ban nhân dân xã mỗi tháng họp ít nhất một lần, ngày họp cụ thể do Chủ tịch quyết định.

- Ủy ban nhân dân họp bất thường trong các trường hợp sau đây:

 a) Do Chủ tịch Ủy ban nhân dân quyết định;

b) Theo yêu cầu của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp;

c) Theo yêu cầu của ít nhất một phần ba tổng số thành viên của Ủy ban nhân dân.

d) Thành phần tham dự phiên họp gồm có: Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Ủy viên Ủy ban nhân dân xã. Chủ tịch Ủy ban nhân dân mời Thường trực Đảng ủy, Thường trực Hội đồng nhân dân cùng tham dự. Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc, người đứng đầu các đoàn thể nhân dân, người hoạt động không chuyên trách, công chức cấp xã và các Trưởng thôn, được mời tham dự khi bàn về các công việc có liên quan. Đại biểu mời tham dự được phát biểu ý kiến nhưng không có quyền biểu quyết.

2. Triệu tập phiên họp của Ủy ban nhân dân xã

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân quyết định cụ thể ngày họp, chương trình, nội dung phiên họp.

- Thành viên Ủy ban nhân dân có trách nhiệm dự đầy đủ các phiên họp của Ủy ban nhân dân, nếu vắng mặt phải báo cáo và được Chủ tịch Ủy ban nhân dân đồng ý.

- Phiên họp của Ủy ban nhân dân chỉ được tiến hành khi có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên Ủy ban nhân dân tham dự.

- Chương trình, thời gian họp và các tài liệu trình tại phiên họp phải được gửi đến các thành viên Ủy ban nhân dân chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày bắt đầu phiên họp thường kỳ và chậm nhất là 01 ngày trước ngày bắt đầu phiên họp bất thường.

3. Trách nhiệm chủ tọa phiên họp Ủy ban nhân dân xã

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân chủ tọa phiên họp Ủy ban nhân dân, đảm bảo thực hiện chương trình phiên họp. Khi Chủ tịch Ủy ban nhân dân vắng mặt, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân được Chủ tịch Ủy ban nhân dân phân công làm chủ tọa phiên họp.

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân theo phân công của Chủ tịch Ủy ban nhân dân, chủ trì việc thảo luận từng nội dung trình tại phiên họp của Ủy ban nhân dân.

- Chủ đề án, kế hoạch, chương trình … (gọi chung là đề án) báo cáo tóm tắt đề án, những vấn đề còn có ý kiến khác nhau, những vấn đề cần thảo luận và xin ý kiến tại phiên họp.

- Các đại biểu dự họp phát biểu ý kiến.

- Trường hợp vấn đề thảo luận chưa được thông qua thì Chủ tọa yêu cầu chuẩn bị thêm để trình lại vào phiên họp khác.

- Chủ tọa phát biểu ý kiến kết luận phiên họp.

4. Biểu quyết phiên họp và biểu quyết bằng hình thức gửi phiếu ghi ý kiến của Ủy ban nhân dân xã

- Ủy ban nhân dân quyết định các vấn đề tại phiên họp bằng hình thức biểu quyết. Thành viên Ủy ban nhân dân có quyền biểu quyết tán thành, không tán thành hoặc không biểu quyết.

- Ủy ban nhân dân quyết định áp dụng một trong các hình thức biểu quyết sau đây:

a) Biểu quyết công khai;

b) Bỏ phiếu kín.

- Quyết định của Ủy ban nhân dân phải được quá nửa tổng số thành viên Ủy ban nhân dân biểu quyết tán thành. Trường hợp số tán thành và số không tán thành bằng nhau thì quyết định theo ý kiến biểu quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân.

- Đối với một số vấn đề do yêu cầu cấp bách hoặc không nhất thiết phải tổ chức thảo luận, biểu quyết tại phiên họp Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quyết định việc biểu quyết của thành viên Ủy ban nhân dân bằng hình thức gửi phiếu ghi ý kiến, thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 117 của Luật Tổ chức Chính quyền địa phương.

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân phải thông báo kết quả biểu quyết bằng hình thức gửi phiếu ghi ý kiến tại phiên họp của Ủy ban nhân dân gần nhất.

5. Biên bản phiên họp và thông tin về kết quả phiên họp của Ủy ban nhân dân xã

Các phiên họp của Ủy ban nhân dân phải được lập thành biên bản. Biên bản phải ghi đầy đủ nội dung các ý kiến phát biểu, diễn biến của phiên họp và ý kiến kết luận của chủ tọa phiên họp hoặc kết quả biểu quyết.

- Kết quả phiên họp của Ủy ban nhân dân phải được thông báo kịp thời đến các cơ quan, tổ chức đơn vị, cá nhân sâu đây:

 a) Các thành viên Ủy ban nhân dân; Thường trực Đảng ủy; Thường trực HĐND; Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam, người đứng đầu các tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp;

b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện;

c) Các cơ quan tổ chức có liên quan.

- Đối với kết quả các phiên họp Ủy ban nhân dân liên quan đến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đền bù, giải phóng mặt bằng và các vấn đề có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân ở địa phương thì ngay sau mỗi phiên họp, Ủy ban nhân dân có trách nhiệm thông tin cho các cơ quan báo chí.

6. Trách nhiệm của cán bộ, công chức xã

- Các cán bộ, công chức xã phải tham dự đầy đủ và đúng thành phần quy định các cuộc họp, tập huấn do cấp trên triệu tập; sau khi dự họp, tập huấn xong, phải báo cáo kết quả cuộc họp và kế hoạch công việc cần triển khai với Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch phụ trách.

- Việc tổ chức các cuộc họp và tiếp khách của Ủy ban nhân dân xã phải quán triệt tinh thần thiết thực, tiết kiệm, chống lãng phí.

- Trách nhiệm của công chức Văn phòng - Thống kê phụ trách Văn phòng HĐND&UBND trong các cuộc họp của Ủy ban nhân dân xã:

 a) Chủ động đề xuất, bố trí lịch họp; phối hợp với các cán bộ, công chức có liên quan đến nội dung cuộc họp chuẩn bị các điều kiện phục vụ;

b) Phối hợp với cán bộ, công chức có liên quan chuẩn bị nội dung, chương trình và ghi biên bản các cuộc họp.

7. Giải quyết các công việc của Ủy ban nhân dân xã

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức việc giải quyết công việc của công dân và tổ chức theo cơ chế "một cửa", từ tiếp nhận yêu cầu, hồ sơ đến trả kết quả thông qua một đầu mối là "bộ phận tiếp nhận và trả kết quả" tại Ủy ban nhân dân; ban hành quy trình về tiếp nhận hồ sơ, xử lý, trình ký, trả kết quả cho công dân theo quy định hiện hành.

- Công khai, niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân xã, các thủ tục hành chính, phí, lệ phí, thời gian giải quyết công việc của công dân, tổ chức; bảo đảm giải quyết công việc nhanh chóng, thuận tiện cho tổ chức và công dân; xử lý kịp thời mọi biểu hiện gây phiền hà, nhũng nhiễu nhân dân của cán bộ, công chức xã.

- Ủy ban nhân dân xã có trách nhiệm phối hợp các bộ phận có liên quan của Ủy ban nhân dân hoặc với Ủy ban nhân dân huyện để giải quyết công việc của công dân và tổ chức; không để người có nhu cầu liên hệ công việc phải đi lại nhiều lần.

- Bố trí đủ cán bộ, công chức có năng lực và phẩm chất tốt, có khả năng giao tiếp với công dân và tổ chức, làm việc ở bộ phận tiếp nhận và trả kết quả; trong khả năng cho phép, cần bố trí phòng làm việc thích hợp, tiện nghi, đủ điều kiện phục vụ nhân dân.

 8. Tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân

- Hàng tuần, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã bố trí ít nhất một ngày để tiếp dân theo quy định của Luật tiếp công dân và các quy định khác của Nhà nước có liên quan. Chủ tịch và các thành viên khác của Ủy ban nhân dân phải luôn có ý thức lắng nghe ý kiến phản ánh, giải quyết kịp thời hoặc hướng dẫn công dân thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

Ủy ban nhân dân xã phối hợp với các đoàn thể có liên quan, chỉ đạo cán bộ, công chức tổ chức việc tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân theo thẩm quyền; không đùn đẩy trách nhiệm lên cấp trên. Những thủ tục hành chính liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân phải được giải quyết nhanh chóng theo quy định của pháp luật. Đối với những vụ việc vượt quá thẩm quyền, phải hướng dẫn chu đáo, tỉ mỉ để công dân đến đúng cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận giải quyết.

Trưởng thôn có trách nhiệm nắm vững tình hình an ninh trật tự, những thắc mắc, mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, chủ động giải quyết hoặc đề xuất với Ủy ban nhân dân xã kịp thời giải quyết, không để tồn đọng kéo dài.

- Cán bộ, công chức phụ trách từng lĩnh vực công tác của Ủy ban nhân dân xã, chịu trách nhiệm giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tiếp công dân; tiếp nhận, phân loại, chuyển kịp thời đến bộ phận, cơ quan có trách nhiệm giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân.

9. Phối hợp giữa Ủy ban nhân dân với Thanh tra nhân dân ở cấp xã

Ủy ban nhân dân xã có trách nhiệm:

- Thông báo kịp thời cho Ban Thanh tra nhân dân những chính sách, pháp luật liên quan đến tổ chức, hoạt động, nhiệm vụ của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân xã; các mục tiêu và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của địa phương.

- Yêu cầu tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp đầy đủ và kịp thời các thông tin, tài liệu cần thiết cho Ban Thanh tra nhân dân.

- Xem xét, giải quyết kịp thời các kiến nghị của Ban Thanh tra nhân dân; xử lý nghiêm minh người có hành vi cản trở hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân hoặc người có hành vi trả thù, trù dập thành viên Ban Thanh tra nhân dân.

- Thông báo cho Ban Thanh tra nhân dân kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo, việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở; hỗ trợ kinh phí, phương tiện để Ban Thanh tra nhân dân hoạt động có hiệu quả theo quy định của pháp luật.

10. Thông tin tuyên truyền và báo cáo

- Ủy ban nhân dân xã chịu trách nhiệm tổ chức công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, các văn bản của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân xã cho nhân dân bằng những hình thức thích hợp; khai thác có hiệu quả hệ thống truyền thanh, nhà văn hoá, tủ sách pháp luật, điểm bưu điện - văn hoá xã để tuyên truyền, phổ biến, giải thích đường lối, chính sách, pháp luật.

Khi có vấn đề đột xuất, phức tạp nảy sinh, Ủy ban nhân dân xã phải báo cáo tình hình kịp thời với Ủy ban nhân dân huyện bằng phương tiện thông tin nhanh nhất.

- Định kỳ hàng tháng hoặc đột xuất, các thành viên Ủy ban nhân dân, cán bộ, công chức xã, Trưởng thôn có trách nhiệm tổng hợp tình hình về lĩnh vực và địa bàn mình phụ trách, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã để báo cáo Ủy ban nhân dân huyện và cơ quan chuyên môn cấp huyện theo quy định.

- Công chức Văn phòng - Thống kê phụ trách văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân xã giúp Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tổng hợp báo cáo, kiểm điểm, chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân theo định kỳ 6 tháng và cả năm; báo cáo tổng kết nhiệm kỳ theo quy định. Báo cáo được gửi Hội đồng nhân dân xã và Ủy ban nhân dân huyện; đồng thời, gửi các thành viên Ủy ban nhân dân, Thường trực Đảng ủy, Thường trực Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân cấp xã.

VI QUẢN LÝ VÀ BAN HÀNH VĂN BẢN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ

1. Quản lý văn bản

- Tất cả các loại văn bản đến, văn bản đi đều phải qua Văn phòng Ủy ban nhân dân xã. Công chức Văn phòng - Thống kê phụ trách văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân xã chịu trách nhiệm đăng ký các văn bản đến, vào sổ công văn và chuyển đến các địa chỉ có trách nhiệm giải quyết. Các văn bản đóng dấu hoả tốc, khẩn, phải chuyển ngay khi nhận được.

- Hàng ngày, Công chức Văn phòng - Thống kê phụ trách văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân xã có trách nhiệm mở hòm thư điện tử của UBND xã 4 lần, vào đầu giờ và cuối giờ làm việc mỗi buổi sáng và chiều; theo dõi, tiếp nhận các văn bản đến để trình Chủ tịch UBND xem xét, giải quyết.

- Đối với những văn bản phát hành của Ủy ban nhân dân và Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, Văn phòng Ủy ban nhân dân xã phải ghi đầy đủ ký hiệu, số văn bản, ngày, tháng, năm, đóng dấu và gửi theo đúng địa chỉ; đồng thời lưu giữ hồ sơ và bản gốc.

- Các vấn đề về chủ trương, chính sách đã được quyết định trong phiên họp của Ủy ban nhân dân xã, đều phải được cụ thể hoá bằng các quyết định, chỉ thị của Ủy ban nhân dân. Công chức Văn phòng - Thống kê phụ trách văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân xã hoặc cán bộ, công chức theo dõi lĩnh vực có liên quan, có trách nhiệm dự thảo, trình Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân ký ban hành chậm nhất là 5 ngày, kể từ ngày phiên họp kết thúc.

2. Soạn thảo và thông qua văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân xã

Trình tự, thủ tục soạn thảo, ban hành quyết định, chỉ thị của Ủy ban nhân dân xã thực hiện theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân hiện hành.

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã phân công và chỉ đạo việc soạn thảo văn bản. Cán bộ, công chức theo dõi lĩnh vực nào thì chủ trì, soạn thảo văn bản thuộc lĩnh vực đó; chịu trách nhiệm về nội dung và thể thức văn bản theo quy định; phối hợp với tổ chức, cá nhân có liên quan đến nội dung dự thảo để hoàn chỉnh văn bản trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân hoặc Phó Chủ tịch phụ trách xem xét, quyết định.

- Đối với các quyết định, chỉ thị của Ủy ban nhân dân, căn cứ vào tính chất và nội dung của dự thảo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã tổ chức việc lấy ý kiến của các cơ quan chức năng, các tổ chức, đoàn thể có liên quan và của nhân dân tại các thôn, các khu dân cư để chỉnh lý dự thảo. Tổ chức, cá nhân được phân công soạn thảo phải gửi tờ trình, dự thảo quyết định, chỉ thị, bản tổng hợp ý kiến góp ý và các tài liệu có liên quan đến các thành viên Ủy ban nhân dân chậm nhất là 3 ngày trước ngày họp Ủy ban nhân dân.

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân thay mặt Ủy ban nhân dân ký ban hành quyết định, chỉ thị sau khi được Ủy ban nhân dân quyết định thông qua.

- Trong trường hợp đột xuất, khẩn cấp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân chỉ đạo việc soạn thảo, ký ban hành quyết định, chỉ thị theo quy định của Luật 13 Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân hiện hành.

3. Thẩm quyền ký văn bản

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã ký các văn bản trình Ủy ban nhân dân huyện và Hội đồng nhân dân xã; các quyết định, chỉ thị của Ủy ban nhân dân xã, các văn bản thuộc thẩm quyền cá nhân quy định theo Luật tổ chức Chính quyền địa phương và các quy định của pháp luật hiện hành. Khi Chủ tịch vắng mặt, Chủ tịch ủy quyền cho Phó Chủ tịch ký thay. Phó Chủ tịch có trách nhiệm báo cáo Chủ tịch biết về văn bản đã ký thay.

- Phó Chủ tịch ký thay Chủ tịch các văn bản xử lý những vấn đề cụ thể, chỉ đạo chuyên môn nghiệp vụ thuộc lĩnh vực được Chủ tịch phân công.

4. Kiểm tra tình hình thực hiện văn bản

Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã trực tiếp chỉ đạo, đôn đốc kiểm tra tình hình thực hiện các văn bản pháp luật của các cơ quan nhà nước cấp trên, văn bản của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân xã; kịp thời phát hiện những vấn đề vướng mắc, bất hợp lý trong quá trình triển khai thực hiện các văn bản đó, báo cáo cấp có thẩm quyền bổ sung, sửa đổi.

Phó Chủ tịch, Ủy viên Ủy ban nhân dân xã, cán bộ và công chức xã, Trưởng thôn theo nhiệm vụ được phân công, phải thường xuyên sâu sát từng thôn, hộ gia đình, kiểm tra việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước của mọi công dân trên địa bàn xã.

 

 

 

PHẦN II: CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUY CHẾ LÀM VIỆC BCH ĐẢNG BỘ XÃ PHƯỢNG KỲ NHIỆM KỲ 2020 – 2025

Danh sách đảng ủy viên Ban chấp hành đảng bộ khóa XXVIII, nhiệm kỳ 2020 – 2025 gồm 11 đồng chí:

STT

Họ và tên

Chức vụ

Số điện thoại

Địa chỉ gmail, hmail

1

Phạm Hải Phú

Bí thư đảng ủy-

Chủ tịch HĐND xã

0982.523.034

danguyphuongky@gmail.com

phamhaiphu@haiduong.gov.vn

2

Phạm Hữu Tuyến

Phó BT TT Đảng ủy

0372.843.368

phamhuutuyen68@gmail.com

phamhuutuyen@haiduong.gov.vn

3

Phạm Thị Mai

Phó Chủ tịch HĐND

0397.725.234

pthmai1974@gmail.com

phamthimai1974@haiduong.gov.vn

4

Tấn Văn Duẩn

PBT-Chủ tịch UBND

0977.161.526

vanduan.tk@gmail.com

tanvawnduan@haiduong.gov.vn

5

Vũ Xuân Thiệp

Phó chủ tịch UBND

0981.929.588

vuthiep1002@gmail.com

vuxuanthiep1982@haiduong.gov.vn

6

Phạm Văn Nhật

Trưởng công an xã

0963793183

phamvannhat8@gmail.com

phamvannhat1983@haiduong.gov.vn

 

7

Vũ Ngọc Bắc

CT UB MTTQ

0389.510.063

mattrantoquoc.tk@gmail.com

vungocbac@haiduong.gov.vn

8

Vũ Mạnh Hưng

Bí thư ĐTN

0387.105.384

vumanhhung1986pk@gmail.com

vumanhhung1989@haiduong.gov.vn

9

Nguyễn Thị Phương

Chủ tịch Hội LHPN

0385.551.267

phuongloc2002@gmail.com

nguyenthiphuong1974@haiduong.gov.vn

10

Hoàng Thanh Trụ

Chỉ huy trưởng BCH QS

0977.177.567

thanhtru2013@gmail.com

hoangthanhtru@haiduong.gov.vn

 

11

Phạm Thị Hoài

CC VH-XH

0382.596.987

phamthuhoaihd@gmail.com

phamthihoai1987@haiduong.gov.vn

 Chương I

TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA TẬP THỂ

Điều 1: Ban Chấp hành Đảng bộ xã

Ban Chấp hành đảng bộ xã (sau đây gọi tắt là Đảng uỷ xã) là cơ quan lãnh đạo giữa hai kỳ đại hội của đảng bộ xã và có trách nhiệm, quyền hạn sau:

1. Quyết định Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Đảng bộ xã, Ban Thường vụ Đảng ủy; quy chế làm việc của Ủy ban kiểm tra Đảng uỷ; chương trình làm việc, chương trình kiểm tra, giám sát của Đảng uỷ.

2. Lãnh đạo Đảng bộ thực hiện tốt Điều 23, chương V, Điều lệ Đảng; đồng thời thực hiện các thẩm quyền theo Điều lệ Đảng, quy định và hướng dẫn thi hành Điều lệ Đảng.

3. Quyết định chương trình hành động, những chủ trương, biện pháp nhằm cụ thể hoá và thực hiện nghị quyết đại hội đảng các cấp, nghị quyết đại hội đảng bộ xã, các chương trình, đề án, dự án, kế hoạch, quy hoạch... trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, an ninh trật tự, công tác quốc phòng quân sự địa phương, xây dựng hệ thống chính trị, công tác vận động quần chúng ở địa phương.

4. Định kỳ hàng tháng (hoặc đột xuất) nghe Uỷ ban nhân dân xã báo cáo kết quả thực hiện và những đề xuất, kiến nghị để quyết định những vấn đề về kinh tế, xã hội, công tác quốc phòng quân sự địa phương, công tác an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, công tác xây dựng chính quyền…

5. Nghe và cho ý kiến về các mặt công tác trọng tâm, những đề xuất, kiến nghị của Thường trực hội đồng nhân dân, lãnh đạo Uỷ ban nhân dân, Ban tuyên giáo, Khối dân vận, Thường trực ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Ban thường vụ các đoàn thể chính trị - xã hội, các chi bộ trực thuộc Đảng uỷ.

6. Xem xét, thảo luận các báo cáo của Ban Thường vụ Đảng ủy về lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chỉ thị, nghị quyết của cấp trên, nghị quyết của Đảng uỷ hàng tháng, quý, 6 tháng, 1 năm; các báo cáo của Uỷ ban kiểm tra Đảng uỷ về công tác kiểm tra, giám sát, về hoạt động của Uỷ ban kiểm tra Đảng uỷ; kết quả các cuộc kiểm tra, giám sát của Ban Chấp hành Đảng bộ.

7. Thực hiện các nội dung về công tác cán bộ theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ.

8. Ra nghị quyết về các nội dung công tác đảng viên như: kết nạp đảng viên, công nhận đảng viên chính thức, khai trừ đảng viên, xoá tên đảng viên, đảng viên xin ra khỏi Đảng, đề nghị tặng Huy hiệu Đảng cho đảng viên v.v…; xem xét, quyết định khen thưởng, thi hành kỷ luật đảng viên theo quy định của Điều lệ Đảng.

9. Chuẩn bị triệu tập đại hội nhiệm kỳ mới; thảo luận và thông qua các văn kiện trình đại hội; chuẩn bị đề án nhân sự ban chấp hành, ủy ban kiểm tra, đoàn đại biểu đảng bộ xã đi dự đại hội đảng bộ cấp huyện, đoàn chủ tịch, đoàn thư ký, ban thẩm tra tư cách đại biểu của đại hội và các nội dung khác phục vụ đại hội.

Điều 2: Ban Thường vụ Đảng uỷ

1. Lãnh đạo, chỉ đạo và trực tiếp tổ chức thực hiện các nghị quyết của Đảng ủy và báo cáo kết quả với Đảng ủy.

2. Quyết định triệu tập hội nghị Ban Chấp hành, chuẩn bị các nội dung của hội nghị theo quy định tại Điều 1 của Quy chế (báo cáo, kế hoạch, chương trình, đề án, tờ trình, dự thảo nghị quyết…) trình ban chấp hành.

3. Dự thảo kế hoạch, phương án bố trí, phân công công tác, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, nhận xét, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật, thực hiện các chế độ, chính sách đối với cán bộ diện đảng uỷ quản lý trình đảng uỷ xem xét, quyết định.

4. Chuẩn bị hồ sơ trình Đảng uỷ ra nghị quyết về các nội dung công tác đảng viên như: kết nạp đảng viên, công nhận đảng viên chính thức, khai trừ đảng viên, xóa tên đảng viên, đảng viên xin ra khỏi Đảng, đề nghị tặng Huy hiệu đảng cho đảng viên, khen thưởng, kỷ luật đảng viên, tổ chức đảng v.v…

5. Báo cáo với Đảng uỷ những công việc đã chỉ đạo thực hiện trong thời gian giữa hai kỳ hội nghị đảng uỷ. Tiếp thu ý kiến tham gia, phê bình của đảng uỷ viên về những việc liên quan đến trách nhiệm, quyền hạn của Ban Thường vụ Đảng uỷ.

 

Chương II

TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA CÁ NHÂN

Điều 3: Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ

1. Tham gia đầy đủ các phiên họp của Đảng uỷ; thảo luận và biểu quyết các công việc do Đảng uỷ quyết định và cùng chịu trách nhiệm về những quyết định đó, được phân công trực tiếp phụ trách chi bộ trực thuộc Đảng uỷ, lĩnh vực công tác và chịu trách nhiệm trước Đảng uỷ về sự chỉ đạo việc triển khai, tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các Nghị quyết của Đảng uỷ thuộc lĩnh vực, đơn vị được phân công phụ trách.

2. Tham gia xây dựng và bảo vệ đường lối, quan điểm của Đảng, cụ thể hoá và thực hiện nghị quyết của Đảng, trực tiếp hoặc tham gia chuẩn bị các chương trình, đề án (theo sự phân công) trình tại các hội nghị Ban Chấp hành, đóng góp ý kiến vào các vấn đề khác do Ban Thường vụ Đảng uỷ đề nghị.

3. Nắm bắt phát hiện vấn đề mới từ thực tiễn, đề xuất với Đảng uỷ để lãnh đạo, chỉ đạo nhằm phát huy, nhân rộng điển hình tiên tiến hoặc uốn nắn lệch lạc, khắc phục yếu kém, khuyết điểm.

4. Thực hiện nghiêm các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nói và làm theo nghị quyết, giữ gìn đoàn kết nội bộ, giữ nghiêm kỷ luật, nếp sống trong sạch, lành mạnh; kiên quyết đấu tranh với những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ; gương mẫu học tập nâng cao trình độ mọi mặt về lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, năng lực hoạt động thực tiễn; giữ mối liên hệ mật thiết với nhân dân.

5. Nghiêm chỉnh chấp hành sự phân công công tác của Đảng uỷ, có quyền trình bày ý kiến khi cấp có thẩm quyền nhận xét, đánh giá, quyết định bố trí công tác, thi hành kỷ luật; được phê bình, chất vấn theo quy định Điều lệ Đảng.

6. Được Ban Thường vụ Đảng ủy thông tin về tình hình hoạt động của Đảng bộ và các vấn đề khác theo quy định của Điều lệ Đảng.

Điều 4. Uỷ viên Ban Thường vụ Đảng ủy

Uỷ viên Ban Thường vụ Đảng uỷ thực hiện trách nhiệm, quyền hạn của uỷ viên Ban Chấp hành Đảng bộ và các nội dung sau:

1. Tham gia đầy đủ các kỳ họp của Ban Thường vụ Đảng uỷ, thảo luận thống nhất các nội dung công việc trước khi đưa ra Đảng uỷ quyết định và cùng chịu trách nhiệm về những quyết định đó.

2. Báo cáo tình hình, chuẩn bị và đề xuất các vấn đề thuộc trách nhiệm được giao để đảng uỷ xem xét quyết định. Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thực hiện nghị quyết, quyết định của đảng uỷ ở những đơn vị, lĩnh vực được phân công phụ trách.

3. Chịu trách nhiệm cá nhân khi phát biểu tại hội nghị hoặc giải quyết công việc ở địa bàn phụ trách; nếu thay mặt Ban Thường vụ Đảng uỷ thì phải được sự phân công của Ban Thường vụ Đảng uỷ hoặc Đảng uỷ xã.

Điều 5: Bí thư Đảng uỷ - Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã

Bí thư Đảng uỷ - Chủ tịch Hội đồng nhân xã là người chịu trách nhiệm cao nhất trước Đảng uỷ; cùng Đảng uỷ, Ban Thường vụ Đảng uỷ chịu trách nhiệm trước cấp uỷ cấp huyện, trước đảng bộ và nhân dân trong xã về sự lãnh đạo của Đảng trên mọi lĩnh vực ở địa phương và chịu trách nhiệm trực tiếp về những công việc được phân công. Bí thư Đảng uỷ - Chủ tịch Hội đồng nhân xã có các nhiệm vụ và quyền hạn:

1. Chủ trì các công việc của Đảng uỷ, Ban Thường vụ Đảng uỷ; chủ trì và kết luận các hội nghị của Đảng bộ, Đảng uỷ, Ban Thường vụ Đảng uỷ; chủ động đề xuất, trao đổi trong Ban Thường vụ Đảng uỷ những vấn đề lớn, quan trọng để đưa ra Đảng uỷ thảo luận, quyết định; trực tiếp phụ trách công tác tổ chức cán bộ, tuyên giáo, bảo vệ chính trị nội bộ; phối hợp công tác giữa tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể chính trị- xã hội. Chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí.

2. Chỉ đạo, tổ chức quán triệt trong đảng bộ và nhân dân trong xã các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng; chỉ đạo chuẩn bị những đề án, kế hoạch... nhằm cụ thể hoá các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng để Đảng uỷ thảo luận, Quyết định.

3. Tập trung chỉ đạo và thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng, công tác quân sự địa phương, xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền; duy trì nền nếp sinh hoạt đảng bộ, Đảng uỷ, Ban Thường vụ Đảng uỷ theo đúng quy chế làm việc; giữ vững đoàn kết, thống nhất trong nội bộ cấp uỷ và toàn đảng bộ; chỉ đạo nhiệm vụ cụ thể về xây dựng Đảng, chính quyền, các đoàn thể chính trị - xã hội và thực hiện Pháp lệnh thực hiện quy chế dân chủ ở xã, phường, thị trấn; công tác thi đua khen thưởng, tài chính Đảng.

4. Chỉ đạo sơ, tổng kết việc lãnh đạo thực hiện các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng; thay mặt Đảng uỷ báo cáo với Huyện ủy và thông báo với Đảng bộ về tình hình thực hiện các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng ở địa phương và hoạt động của cấp uỷ theo đúng quy định.

5. Chịu trách nhiệm trước Đảng uỷ về toàn bộ hoạt động của Hội đồng nhân dân xã, của đại biểu Hội đồng nhân dân xã theo quy định của pháp luật; chỉ đạo xây dựng chương trình hoạt động, chương trình, giám sát hàng năm, nội dung các kỳ họp Hội đồng nhân dân; định kỳ báo cáo tình hình với Đảng uỷ; chủ động đề xuất những vấn đề thuộc trách nhiệm Hội đồng nhân dân xã xin ý kiến Đảng uỷ trước khi trình Hội đồng nhân dân xã Quyết định.

6. Chỉ đạo đồng chí phó Bí thư thường trực Đảng uỷ giải quyết công việc hàng ngày của Đảng bộ.

7. Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân xã chủ trì tiếp xúc, đối thoại với nhân dân theo Quy chế 08-QC/TU, ngày 03/01/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Hải Dương về tiếp xúc, đối thoại trực tiếp của người đứng đầu cấp uỷ đảng, chính quyền các cấp với nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Điều 6: Phó Bí thư Thường trực Đảng uỷ

Phó Bí thư Thường trực Đảng uỷ có các nhiệm vụ và quyền hạn:

1. Thường trực giải quyết các công việc hàng ngày của Đảng bộ; kiêm các chức danh Chủ nhiệm Uỷ ban kiểm tra Đảng uỷ, Trưởng Khối Dân vận, Trưởng Ban Tôn giáo, phụ trách công tác Văn phòng Đảng uỷ;

2. Giúp đồng chí Bí thư Đảng uỷ chuẩn bị các nội dung họp Đảng uỷ, Ban Thường vụ. Chủ trì chuẩn bị dự thảo quy chế làm việc, chương trình làm việc toàn khoá, chương trình công tác hàng tháng, quý, 6 tháng, 1 năm của Đảng uỷ để Đảng uỷ xem xét, quyết định.

3. Giải quyết các công việc do Bí thư uỷ nhiệm, thay mặt Bí thư khi Bí thư đi vắng; quản lý, khai thác hồ sơ, lý lịch đảng viên, lý lịch cán bộ diện Đảng uỷ quản lý. Chuẩn bị hồ sơ để Đảng uỷ xem xét, Quyết định các nội dung về kết nạp đảng viên, chuyển đảng chính thức, xoá tên đảng viên, xin ra khỏi Đảng, tặng Huy hiệu Đảng; khen thưỏng, kỷ luật, phân loại đảng viên, tổ chức đảng v.v…theo quy định Điều lệ Đảng.

4. Đề xuất với Đảng uỷ những vấn đề cần quan tâm giải quyết thuộc các lĩnh vực, nhiệm vụ mình phụ trách; ký các văn bản của Đảng uỷ khi được Bí thư Đảng uỷ uỷ quyền.

Điều 7: Phó Bí thư - Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã

Phó Bí thư Đảng uỷ - Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã có các nhiệm vụ và quyền hạn:

1. Phó Bí thư Đảng uỷ - Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã chịu trách nhiệm trước Đảng uỷ về toàn bộ hoạt động của Uỷ ban nhân xã theo quy định của pháp luật; cùng với Đảng uỷ và uỷ viên Uỷ ban nhân xã chỉ đạo xây dựng chính quyền vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả.

2. Chỉ đạo tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các chính sách, pháp luật của Nhà nước, Chỉ thị, Nghị quyết, Quyết định của Đảng uỷ, Hội đồng nhân dân xã và của cơ quan nhà nước cấp trên về những vấn đề kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh trật tự, công tác quốc phòng quân sự địa phương, xây dựng chính quyền trong sạch vững mạnh; dự thảo các đề án, chương trình, kế hoạch về kinh tế, xã hội, tài chính, ngân sách, an ninh trật tự, công tác quốc phòng quân sự địa phương, xây dựng chính quyền…trình Đảng uỷ thảo luận, Quyết định theo chương trình làm việc.

3. Chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân, cải cách hành chính, thi đua khen thưởng, công tác dân vận của chính quyền; thực hiện chế độ báo cáo về tình hình kinh tế, xã hội, thu chi ngân sách, quốc phòng quân sự địa phương, an ninh trật tự trên địa bàn và các công việc điều hành chủ yếu của Uỷ ban nhân với Đảng uỷ, Ban Thường vụ Đảng uỷ theo định kỳ hoặc khi có yêu cầu.

4. Chủ động đề xuất những vấn đề thuộc trách nhiệm và phạm vi công tác của Uỷ ban nhân xã cần báo cáo xin ý kiến Đảng uỷ, Ban Thường vụ Đảng ủy để đảm bảo sự thống nhất trong lãnh đạo giữa Đảng uỷ và chính quyền.

Điều 8:  Nhiệm vụ của Văn phòng Đảng uỷ

          Văn phòng Đảng ủy có chức năng tham mưu, giúp việc cho Đảng ủy, trực tiếp là giúp Ban Thường vụ, Bí thư và Phó Bí thư Đảng ủy tổ chức điều hành công việc lãnh đạo của Đảng; đồng thời là trung tâm thông tin tổng hợp, báo cáo phục vụ sự lãnh đạo của Đảng ủy xã.

Nhiệm vụ cụ thể:

- Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình công tác theo sự chỉ đạo của Ban thường vụ, Bí thư, Phó Bí thư; tham gia chuẩn bị, soạn thảo các văn bản để trình Bí thư, Phó bí thư, Ban thường vụ, Ban chấp hành đảng uỷ phê chuẩn, ký duyệt trước khi ban hành. Chịu trách nhiệm về thể thức văn bản và thực hiện nghiêm chế độ quản lý, phát hành, lưu trữ tài liệu theo quy định

- Thực hiện rà soát hồ sơ phát triển đảng, chuyển đảng chính thức; công tác khen thưởng, kỷ luật đảng viên và các công tác đảng vụ khác để trình Ban thường vụ, Ban chấp hành xem xét quyết định.

- Thực hiện công tác văn thư lưu trữ. Làm thủ quỹ, trực tiếp thu, nộp đảng phí của các chi bộ trực thuộc, đồng thời thực hiện một số công tác tài chính phục vụ hoạt động của đảng ủy xã khi được giao.

- Phối hợp với Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Uỷ ban Mặt trận tổ quốc, các Đoàn thể chính tri - xã hội xã, các chi bộ trực thuộc tham mưu, giúp Ban thường vụ, Ban chấp hành chỉ đạo kiểm tra, sơ kết, tổng kết việc thực hiện nghị quyết, chỉ thị, quyết định của cấp trên và của Đảng ủy.

- Thực hiện các nghiệp vụ thủ tục hành chính về công tác đảng viên đối với các chi bộ và đảng viên; là đầu mối của Đảng ủy xã thực hiện các nhiệm vụ tra cứu, theo dõi và sử dụng phần mềm quản lý văn bản và điều hành tác nghiệp của Đảng, Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể.

- Tiếp nhận các công văn đến và chuyển đi qua phần mềm hệ thông tin điều hành tác nghiệp Lotus Nots 8.5 và theo quy định. Thực hiện cập nhập mở Lotus Nots 8.5 ít nhất 011ần/ngày và báo cáo các văn bản mới cho đồng chí Bí thư, Phó bí thư thường trực để xử lý văn bản kịp thời.

- Quản lý con dấu theo quy định, cập nhập sổ công văn đến, công văn đi và các nhiệm vụ khác của văn phòng.      

Chương III

MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC

        Điều 9: Đối với Ban Thường vụ, Thường trực Huyện ủy, các ban xây dựng Đảng, văn phòng cấp ủy, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể chính trị- xã hội cấp huyện

1. Đối với Ban thường vụ, Thường trực huyện ủy

1.1. Đảng ủy xã chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Ban thường vụ Huyện ủy.

1.2. Đảng uỷ kịp thời quán triệt, cụ thể hoá và triển khai thực hiện có hiệu quả các quyết định của Huyện ủy ở địa bàn xã; thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất về tình hình địa phương; báo cáo kịp thời đầy đủ những vấn đề về tổ chức, cán bộ tại xã thuộc diện huyện ủy quản lý khi có yêu cầu.

1.3. Khi cần thiết, Đảng uỷ uỷ quyền cho Ban thường vụ Đảng uỷ đăng ký làm việc với Thường trực, Ban thường vụ Huyện uỷ để báo cáo kết quả thực hiện các chủ trương, nghị quyết của cấp uỷ cấp trên; tham mưu, đề xuất, xin ý kiến chỉ đạo khắc phục, giải quyết những vấn đề mới nảy sinh trên địa bàn.

2. Đối với các Ban xây dựng Đảng và Văn phòng Huyện uỷ

Đảng ủy phối hợp với các Ban xây dựng Đảng, văn phòng Huyện uỷ trong lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao; chỉ đạo văn phòng đảng uỷ xây dựng mối quan hệ công tác chặt chẽ với các ban xây dựng Đảng và Văn phòng Huyện uỷ, báo cáo kịp thời các nội dung khi các cơ quan của huyện uỷ yêu cầu; tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, chuyên viên các Ban xây dựng Đảng và Văn phòng Huyện uỷ đến công tác hoặc được phân công theo dõi xã.

3. Đối với Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị- xã hội huyện

Đảng ủy phối hợp với Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể chính trị- xã hội cấp huyện trong lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ của ngành dọc cấp trên giao; trao đổi, thống nhất về nhân sự khi kiện toàn các chức danh chủ chốt của Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể chính trị- xã hội của xã; chỉ đạo Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể chính trị- xã hội và các bộ phận chuyên môn của xã chủ động giữ mối quan hệ công tác với Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể chính trị- xã hội và các cơ quan liên quan cấp huyện nhằm tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị tại cơ sở.

Điều 10: Đối với các chi bộ trực thuộc đảng uỷ

1. Đảng uỷ thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát các chi uỷ, chi bộ; thông qua các đồng chí Thường vụ, Đảng uỷ viên phụ trách để nắm bắt tình hình công tác của chi bộ, kịp thời chỉ đạo trong quá trình tổ chức thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của cấp uỷ cấp trên, chính sách, pháp luật của Nhà nước; cho ý kiến xử lý những vấn đề nảy sinh ở từng địa bàn, đơn vị, thôn, khu dân cư.

2. Khi cần thiết, Ban thường vụ Đảng uỷ làm việc với chi uỷ (hoặc bí thư, phó bí thư chi bộ) để kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị và nghe báo cáo tình hình hoạt động của chi bộ.

3. Các chi uỷ, chi bộ trực thuộc phải chịu trách nhiệm trước Đảng uỷ về toàn bộ hoạt động ở địa bàn; kịp thời tổ chức thực hiện có hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Thực hiện nghiêm chế độ phản ánh, báo cáo hàng tháng với Đảng uỷ.

Điều 11: Đối với Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân xã

1. Đối với Hội đồng nhân dân xã

1.1. Thường trực Hội đồng nhân dân xã phải chấp hành nghiêm chỉnh và tổ chức thực hiện có hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết của đảng uỷ và chịu trách nhiệm trước đảng uỷ về mọi hoạt động của Hội đồng nhân dân theo đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.

1.2. Định kỳ 6 tháng, 01 năm (hoặc đột xuất) Đảng uỷ nghe báo cáo và cho ý kiến lãnh đạo về nội dung chủ yếu của mỗi kỳ họp Hội đồng nhân dân, những vấn đề mà Hội đồng nhân dân phải xin ý kiến Đảng uỷ. Đối với các vấn đề quan trọng khi thảo luận trong kỳ họp Hội đồng nhân dân còn có nhiều ý kiến khác nhau thì thường trực Hội đồng nhân dân phải báo cáo xin ý kiến Đảng uỷ trước khi Hội đồng nhân dân biểu quyết thông qua.

2. Đối với Uỷ ban nhân dân xã

2.1. Khi có chỉ đạo của chính quyền cấp trên, cần thiết phải báo cáo Đảng ủy, lãnh đạo Uỷ ban nhân dân xã phải chủ động báo cáo đảng uỷ để có chủ trương giải quyết bằng việc đưa ra nghị quyết hoặc thông báo để Uỷ ban nhân dân xã lãnh đạo, điều hành và tổ chức thực hiện cho phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương.

2.2. Hằng tháng, Đảng uỷ nghe Uỷ ban nhân dân xã báo cáo để quyết định những vấn đề về kinh tế, xã hội, an ninh trật tự, công tác quốc phòng quân sự địa phương, xây dựng chính quyền... theo khoản 4, 5, Điều 1 quy chế này.

2.3. Lãnh đạo Uỷ ban nhân dân xã phải chấp hành nghiêm chỉnh và tổ chức thực hiện có hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết của Đảng uỷ. Quá trình tổ chức thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc cần báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của Đảng uỷ.

Điều 12: Đối với Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội trong xã

Đảng uỷ lãnh đạo Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội bằng các chỉ thị, nghị quyết, công tác tư tưởng, tổ chức, cán bộ và kiểm tra, giám sát việc thực hiện ở từng tổ chức.

1. Đảng ủy lãnh đạo và tạo điều kiện cho Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội đổi mới nội dung, phương thức hoạt động đạt kết quả; phát huy vai trò của các tổ chức trong việc thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ chính trị của địa phương; phản ánh tâm tư, nguyện vọng chính đáng của quần chúng với Đảng, tham gia xây dựng Đảng.

2. Đại diện lãnh đạo Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể chính trị- xã hội được mời dự họp các hội nghị giao ban của Đảng uỷ. Hằng tháng hoặc theo yêu cầu của đảng uỷ, lãnh đạo Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể chính trị- xã hội báo cáo tình hình công tác và chương trình hoạt động của tổ chức mình, đồng thời đề xuất các vấn đề cần thiết, xin ý kiến chỉ đạo của Đảng uỷ.

3. Định kỳ hằng quý, 6 tháng, 01 năm hoặc đột xuất khi có yêu cầu, Ban thường vụ Đảng uỷ làm việc với Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể chính trị- xã hội, nắm tình hình hoạt động để có sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời.

Chương IV

CHẾ ĐỘ VÀ PHƯƠNG PHÁP LÀM VIỆC

          Điều 13: Họp Ban Chấp hành Đảng bộ

1. Định kỳ hội nghị: Đảng ủy xã họp định kỳ 01 lần/tháng từ ngày 25 đến ngày 31 hằng tháng và họp bất thường khi cần thiết.

2. Thành phần hội nghị: Các đồng chí đảng uỷ viên; khi cần thiết có thể tổ chức hội nghị Đảng uỷ mở rộng mời các đồng chí bí thư chi bộ, trưởng các đoàn thể chính trị-xã hội (không phải là đảng uỷ viên), cán bộ, công chức xã có liên quan đên nội dung hội nghị.

3. Chuẩn bị nội dung hội nghị: Bí thư, Phó Bí thư, Ủy viên Ban thường vụ hoặc Đảng uỷ viên được phân công có trách nhiệm chuẩn bị các nội dung trình hội nghị thảo luận, quyết định. Nội dung phải được thông báo đến thành phần hội nghị trước cuộc họp từ 1-3 ngày để các thành viên nghiên cứu, chuẩn bị ý kiến tham gia.

4. Tiến hành hội nghị: Đồng chí Bí thư điều hành các cuộc họp Đảng uỷ và (Đảng uỷ mở rộng). Sau phần tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu, cá nhân được phân công trình bày nội dung đã được chuẩn bị, gợi ý các nội dung trọng tâm; các đại biểu thảo luận; chủ toạ tổng hợp, kết luận; đảng uỷ biểu quyết và thông qua nghị quyết hội nghị. Các thành viên dự hội nghị có trách nhiệm thực hiện nghiêm chế độ bảo mật theo quy định.

5. Công việc sau hội nghị: Đảng uỷ giao cho đồng chí Phó Bí thư Thường trực Đảng uỷ hoàn thiện biên bản hội nghị và ban hành các văn bản (chương trình hành động, nghị quyết…) về các nội dung Đảng uỷ đã bàn thống nhất và quyết định. 

Điều 14: Họp Ban Thường vụ Đảng uỷ

1. Ban thường vụ Đảng uỷ họp 01 lần/tháng và bất thường khi cần thiết.

2. Thành phần: Các đồng chí uỷ viên Ban thường vụ và một số đồng chí Đảng uỷ viên, cán bộ, công chức xã… nếu có nội dung liên quan.

3. Chuẩn bị nội dung: Bí thư, Phó Bí thư Đảng uỷ hoặc những đồng chí được phân công chuẩn bị các nội dung để Ban thường vụ thảo luận thống nhất các vấn đề xin ý kiến của Đảng uỷ.

Bí thư và Phó Bí thư Đảng uỷ hội ý hàng tuần và bất thường (khi cần) chuẩn bị và thống nhất các nội dung trước khi họp Ban thường vụ, Đảng ủy.

Các hội nghị Ban Chấp hành, Ban thường vụ, hội ý Bí thư và Phó bí thư phải ghi biên bản theo quy định.

Điều 15: Chế độ thông tin, báo cáo

1. Ban thường vụ Đảng uỷ có trách nhiệm thông tin cho Uỷ viên Ban Chấp hành Đảng bộ về tình hình chung của Đảng bộ xã, tình hình trong nước, quốc tế.

2. Các đồng chí Đảng uỷ viên có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao, phản ánh tình hình đơn vị, lĩnh vực được phân công phụ trách; đề xuất với Đảng uỷ lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết những vấn đề phát sinh.

3. Hằng tháng, Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể, các chi bộ trực thuộc phản ánh và báo cáo tình hình hoạt động trong tháng và đề xuất các nhiệm vụ trọng tâm tháng tiếp theo của chi bộ, của đơn vị mình về Văn phòng Đảng uỷ.

4. Hằng tháng, Ban thường vụ Đảng uỷ báo cáo tình hình chung, những việc đã giải quyết và các công việc tháng sau với các đồng chí Đảng uỷ viên.

Điều 16: Chế độ thực hiện và kiểm tra, giám sát việc thực hiện

1. Sau khi có Nghị quyết của Đảng uỷ, các chi bộ, Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể chính trị- xã hội phải triển khai, tổ chức thực hiện theo sự chỉ đạo của Đảng uỷ. Đối với các nghị quyết quan trọng, Ban thường vụ Đảng uỷ có thể mở hội nghị cán bộ để truyền đạt hoặc chỉ đạo làm điểm để rút kinh nghiệm trước khi phổ biến rộng.

2. Hằng năm, Đảng uỷ tiến hành kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện các chỉ thị, nghị quyết ở các chi bộ. Đảng uỷ, Uỷ ban kiểm tra Đảng uỷ và các chi bộ thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát theo quy định Điều lệ Đảng.

Điều 17: Chế độ tự phê bình và phê bình

1. Hằng năm, tập thể Ban Chấp hành Đảng bộ và cá nhân các đồng chí Đảng uỷ viên, Uỷ viên Ban thường vụ, Bí thư, Phó Bí thư Đảng uỷ thực hiện nghiêm túc việc kiểm điểm tự phê bình và phê bình theo hướng dẫn của cấp uỷ cấp trên.

2. Các đồng chí Đảng uỷ viên, khi thấy có vấn đề cần thiết thì chủ động phản ảnh trực tiếp với đồng chí Bí thư, Phó Bí thư Đảng uỷ.

3. Việc nhận xét, đánh giá cán bộ phải đảm bảo công khai, dân chủ, khách quan, toàn diện với tinh thần xây dựng, củng cố đoàn kết thống nhất trong nội bộ tổ chức đảng, cấp uỷ.

Điều 18: Chế độ nắm tình hình

Các đồng chí Đảng uỷ viên có trách nhiệm sâu sát các chi bộ để nắm tình hình, kiểm tra công việc hoặc nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, đề xuất chính đáng của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân; tuyên truyền giải thích những chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phản ánh về đảng uỷ những vấn đề mới phát sinh để đảng uỷ có biện pháp giải quyết hoặc báo cáo các cơ quan có thẩm quyền giải quyết kịp thời.

Điều 19: Chế độ quản lý, phát hành tài liệu, văn bản của Đảng uỷ

1. Các văn bản, giấy tờ dùng con dấu của Đảng uỷ phải được đồng chí Bí thư (hoặc Phó Bí thư được uỷ quyền) duyệt và thống nhất phát hành.

2. Việc ký các văn bản, tài liệu có dấu của Đảng uỷ do đồng chí Bí thư (hoặc Phó Bí thư được uỷ quyền) ký

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ XÃ PHƯỢNG KỲ - HUYỆN TỨ KỲ

Trưởng Ban Biên tập: Tấn Văn Duẩn - Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Phượng Kỳ

Địa chỉ: UBND xã Phượng Kỳ - huyện Tứ Kỳ - tỉnh Hải Dương

Điện thoại: 0977161526

Email: vanduan.pk@gmail.com

Số lượt truy cập
Đang truy cập: 1
Hôm nay: 1
Tháng này: 5,423
Tất cả: 47,997