VĂN HÓA-XÃ HỘI
Đề cương tuyên truyền Nhân kỷ niệm 62 năm thảm họa da cam ở Việt Nam (10/8/1961-10/8/2023) ngày “Vì Nạn nhân CĐDC” 10/8/2023
09/08/2023 12:00:00

1. Thảm họa da cam ở Việt Nam.

                Trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, đế quốc Mỹ không chỉ dùng các loại bom đạn gây thương vong mà còn sử dụng cả chất độc da cam/dioxin, nhằm triệt hạ nguồn sinh sống của nhân dân Việt Nam, ngăn chặn bước tiến của các lực lượng vũ trang cách mạng. Ngày 15/01/1961, sau khi nhậm chức, Tổng thống Mỹ Kennedy đã tuyên bố dùng chất diệt cỏ để kiểm soát, ngăn chặn quân Cộng sản. Ngày 10/8/1961 là ngày đầu tiên Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh hóa học ở Việt Nam. Chỉ trong 10 năm (từ năm 1961 đến năm 1971) quân đội Mỹ đã tiến hành 19.905 phi vụ, phun rải 80 triệu lít chất độc hóa học, 61% trong đó là chất da cam, chứa 366 kg dioxin xuống 26.000 thôn, bản, với diện tích 3,06 triệu ha, bằng gần 1/4 tổng diện tích Miền Nam Việt Nam (trong đó có 44 triệu lít da cam/dioxin loại 2,4D và 2,4,5-T); 86% diện tích bị phun rải hơn 2 lần, 11% diện tích bị phun rải hơn 10 lần...

Thực tế chứng minh, cuộc chiến tranh hóa học do Mỹ tiến hành ở Việt Nam là cuộc chiến tranh có quy mô lớn nhất, dài nhất, gây hậu quả thảm khốc nhất trong lịch sử loài người.

Đến nay, tại các sân bay quân sự Mỹ trước đây dùng để tập kết, vận chuyển chất độc hóa học, nồng độ dioxin vẫn còn rất cao, đặc biệt là các sân bay Đà Nẵng, Biên Hòa Và Phù Cát.

Việc sử dụng chất da cam/dioxin ở chiến trường trong suốt 10 năm (1961 – 1971) đã gây ra hậu quả nghiêm trọng, không chỉ huỷ hoại môi trường, các hệ sinh thái mà còn tác hại đến sức khỏe con người Việt Nam trong suốt 63 năm qua. Đã có gần 4.9 triệu người bị phơi nhiễm Dioxin, trong đó hơn 3 triệu người bị nhiễm Dioxin ở Việt Nam. Thảm hoạ da cam với biết bao thảm cảnh không sao kể xiết. Hàng trăm nghìn nạn nhân đã chết, hàng trăm nghìn người đang vật lộn với bệnh tật hiểm nghèo. Chất độc da cam/dioxin có thể gây tổn thương đa dạng và phức tạp trên tất cả các bộ máy sinh lý của cơ thể, gây ung thư da, gan, tuyến giáp, đái tháo đường, nội tiết, thần kinh. Tác động quan trọng trong gây đột biển gen và nhiễm sắc thể, từ đó gây nên các dị tật bẩm sinh, các tai biến sinh sản. Các bệnh phổ biến ở con, cháu nạn nhân CĐDC là dị dạng, dị tật hoặc tâm thần phân liệt… nó đã làm cho nhiều cặp vợ chồng hữu sinh vô dưỡng không được làm cha, làm mẹ và ngược lại có hàng triệu cặp vợ chồng sinh từ 2 – 6 - 7 người con đều bị tật nguyền, vô thức hoặc chết dần, chết mòn. Có gia đình cả 15 người con đều là nạn nhân, hiện có 3 con còn sống. Họ sinh và nuôi con mà ruột đau như cắt, nuôi con càng nhiều năm gia cảnh càng nghèo, con càng lớn càng đau khổ, nỗi khổ đeo đẳng cho cha, mẹ, ông bà và dòng họ trong suốt cuộc đời. Những ông bố, bà mẹ thì mang trong người những căn bệnh ung thư, bệnh nan y khác đang gặm nhấm từng tế bào giằng xé nỗi đau và cuộc sống của họ. Đặc biệt là CĐDC có thể di truyền qua nhiều thế hệ và ở Việt Nam di chứng da cam đã truyền sang thế hệ thứ 4.

Đời sống vật chất, tinh thần của nạn nhân chất độc da cam Việt Nam còn rất khó khăn, thiếu thốn, nhất là những gia đình có nhiều nạn nhân, nạn nhân bị bệnh nặng, bệnh tật thường xuyên tự phát. Các nạn nhân là dân thường không còn khả năng sản xuất, không có nguồn thu. Mức chi phí nuôi dưỡng chữa bệnh lớn, vượt qua ngoài khả năng thanh toán của gia đình. Như đồng chí nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã từng nói“ Nạn nhân chất độc da cam là những người đau khổ nhất trong những người đau khổ”.

2. Công cuộc khắc phục hậu quả chiến tranh hóa học:

Chất độc da cam/dioxin không chỉ gây ra hậu quả cho người Việt Nam mà còn gây hậu quả cho cựu chiến binh Mỹ, Hàn Quốc, Austraulia, New Zealand tham chiến tại Việt Nam bị phơi nhiễm chất da cam. Họ đã lên tiếng đấu tranh đòi chính phủ Mỹ và nhà nước phải tập trung giải quyết hậu quả, bồi thường cho họ và con của họ.

Thảm họa da cam ở Việt Nam đã để lại hậu quả hết sức nặng nề, Đảng, Nhà nước ta xác định công cuộc khắc phục hậu quả CĐHH do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam đối với môi trường và sức khỏe con người là một vấn đề cấp bách, lâu dài, là trách nhiệm của cấp ủy đảng chính quyền, của cán bộ, đảng viên và các tổ chức trong hệ thống chính trị.

Trong thời gian qua Đảng và Nhà nước ta đã chú trọng quan tâm đến việc khắc phục hậu quả chất độc hóa học do Mỹ gây ra, cụ thể như: Đã ban hành nhiều văn bản về chủ trương, đường lối chính sách, nhằm giải quyết hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam. Các văn bản đó đã xác định và nêu rõ: “ Việc giải quyết hậu quả CĐHH do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam và công tác chăm sóc giúp đỡ nạn nhân CĐDC là vấn đề lâu dài, vừa quan trọng và cấp bách hiện nay”.

- Về môi trường: Đảng và Nhà nước đã có nhiều chỉ đạo hoạt động khoa học và hợp tác nghiên cứu tẩy độc khắc phục ô nhiễm dioixn ở các điểm nóng như: sân bay Đà Nẵng, sân bay Phù Cát (Bình Định), sây bay Biên Hòa (Đồng Nai). Cơ quan phát triển Hoa Kỳ USAID đã cùng Bộ Quốc phòng Việt Nam khởi động dự án tẩy độc sân bay Đà Nẵng, trị giá 43 triệu USD và sân bay Biên Hòa, trị giá 390 triệu USD.

Về chế độ, chính sách đối với nạn nhân CĐDC: Kể từ năm 1998 đến nay, Ủy Ban Thường vụ Quốc hội thông qua Pháp lệnh ưu đãi người có công, trong đó quy định người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học và con, cháu họ được hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước… hàng loạt chính sách của Nhà nước được ban hành nhằm quan tâm hơn nữa đến người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học được thực hiện. Hàng năm Nhà nước đã dành khoản ngân sách khoảng 10.000 tỷ đồng để trợ cấp hàng tháng, chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng cho nạn nhân chất độc da cam.

Đặc biệt ngày 14/5/2015, Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành Chỉ thị số 43- CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giải quyết hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam. Chỉ thị nêu rõ “Công tác khắc phục hậu quả CĐHH do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam đối với môi trường và sức khỏe con người là vấn đề cấp bách và lâu dài, là trách nhiệm của cấp ủy đảng, chính quyền, của cán bộ, đảng viên và các tổ chức trong hệ thống chính trị”.

3. Hoàn cảnh ra đời của Hội Nạn nhân CĐDC/dioxin Việt Nam

Cuộc chiến tranh hóa học do Mỹ tiến hành ở Việt Nam đã gây ra những tác hại rất to lớn và lâu dài đối với đất nước ta. Đặc biệt, tác hại của CĐDC đối với sức khỏe con người có thể còn kéo dài qua nhiều thế hệ.

Giải quyết hậu quả CĐDC, hàn gắn vết thương chiến tranh vừa là lương tâm, trách nhiệm, đạo lý đối với những người đã chiến đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc vừa là vấn đề xã hội nhân đạo đối với đồng bào ở những vùng bị ảnh hưởng CĐDC, vừa là vấn đề chính trị và ngoại giao tế nhị.

Đáp ứng yêu cầu đó, năm 1980, Ủy ban 10-80 ra đời. Năm 1999, Ban Chỉ đạo 33 được thành lập. Trước đó, năm 1998, Quỹ Bảo trợ nạn nhân CĐDC thuộc Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đi vào hoạt động. Tuy nhiên, thực tế đòi hỏi phải có một tổ chức đủ sức đảm đương những nhiệm vụ đặt ra trong giai đoạn mới.

Trong bối cảnh đó, Đảng và Nhà nước ta đã cho phép thành lập Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam. Ngày 10/01/2004, Hội Nạn nhân CĐDC/dioxin Việt Nam chính thức ra mắt hoạt động, Hội được thành lập nhằm góp phần giải quyết hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam; một vấn đề có ý nghĩa rất lớn về chính trị, văn hóa, kinh tế, xã hội và khoa học. Tên của Hội cũng đã nói lên điều đó, đây cũng là lời tố cáo cuộc chiến tranh kéo dài 21 năm, trong đó có 10 năm Mỹ sử dụng chất độc hóa học với quy mô lớn nhất, dài ngày nhất, để lại hậu quả thảm khốc nhất trong lịch sử loài người, cũng là lời thức tỉnh kêu gọi cộng đồng và bạn bè quốc tế cùng nhau khắc phục hậu quả, giúp đỡ nạn nhân CĐDC. Chủ tịch Hội đương nhiệm là Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, bà Nguyễn Thị Bình nguyên Phó Chủ tịch nước Cộng hòa XHCN Việt Nam được suy tôn làm Chủ tịch danh dự.

Trải qua hơn 19 năm hoạt động, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam đã có gần 500.000 hội viên, có 100% tổ chức hội ở cấp tỉnh, thành; có 88,61% hội ở cấp huyện, quân và hơn 61% hội ở xã, phường, thị trấn. Hệ thống tổ chức Hội hoạt động hiệu quả. Từ khi thành lập Hội NNCĐ DC Đioxin Việt Nam từ tháng 1 năm 2004 đến tháng 9 năm 20202 số tiền vận động quỹ đạt hơn 3.133 tỷ đồng, trong đó các tổ chức cá nhân trong nước là gần 2.459 tỷ đồng. Các tổ chức, cá nhân ngoài nước là 134 tỷ 060 triệu đồng. Ủng hộ trực tiếp bằng tiền và hiện vật quy ra tiền gần 540 tỷ 395 triệu đồng.

Đối với huyện Tứ Kỳ tính đến ngày 5/5/2023 có 1.224 nạn nhân. Tong đó đã có 204 nạn nhân từ trần. Hiện còn 1020 nạn nhân, nạn nhân trực tiếp có 845 người, gián tiếp có 175người, 9 cháu là thế hệ thứ 3 bị phơi nhiễm, 112 gia đình có 2 nạn nhân, 9 gia đình có 3 nạn nhân. Nhiều gia đình có hoàn cảnh sống khó khăn.

Kính thưa toàn thể nhân dân

Xã Phượng Kỳ là một xã nhỏ, mà đã có hàng trăm thanh niên hăng hái lên đường vượt trường Sơn vào Nam chiến đấu, 99 đồng chí Liệt sỹ đã ngã xuống vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, hơn 40 thương binh để lại một phần thân thể của mình nơi chiến trường ác liệt, 24 đồng chí là bệnh binh, 26 người là nạn nhân chất độc da cam Đioxin ( trong đó có 25 đồng chí là trực tiếp, 1 là gián tiếp) và đã có 2 đồng chí chết vì chất độc quái ác này.

Khắc phục hậu quả thảm họa da cam là lương tâm, là trách nhiệm của cả cộng đồng và xã hội. Nạn nhân chất độc da cam họ rất cần sự chia sẻ, quan tâm của cộng đồng và xã hội. Nhận thức được tác hại của chất độc da cam đioxin và nỗi đau của người bị nhiễm chất độc, trong nhưng năm qua Đảng và nhà nước đã ban hành nhiều chế độ, chính sách đối với các gia đình và nạn nhân bị nhiễm chấ độc da cam, dành những khoản chi phí lớn để trợ cấp, chăm sóc sức khỏe cho nạn nhân chất độc da cam, triển khai nhiều dự án tẩy độc, phục hồi môi trường sinh thái, xây dựng các “ Làng hòa bình”, “ Hữu nghị” và nhiều trung tâm nuôi dưỡng trẻ em khuyết tật theo mô hình tập trung hoặc bán trú, nuôi dưỡng hàng nghìn nạn nhân dị dạng, dị tật do ảnh hưởng chất độc da cam, sự giúp đỡ đó mang lại lòng tin và nghị lực cho nhiều người vươn lên từ nỗi đau da cam.

Nhân dịp kỷ niệm 62 năm ngày “ vì nạn nhân chất độc da cam Việt Nam 10/8/1961 – 10/8/2023”. Thay mặt cán bộ, hội viên hội NNCĐDC/ĐIOXIN xã Phượng Kỳ xin chân thành cảm ơn sự quan tâm của thường trực hội NNCĐDC/ĐIOXIN huyện Tứ Kỳ, sự chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền, sự phối hợp của MTTQ xã và các ban ngành đoàn thể, Các tổ chức Chính trị xã hội, cán bộ công chức, viên chức, lãnh đạo các Nhà trường, trạm y tế xã, các đồng chí Bí thư Chi bộ, trưởng thôn đặc biệt là sự chia sẻ của các đơn vị, doanh nghiệp, các nhà hảo tâm các chức sắc tôn giáo,sự đồng tình hưởng ứng của đông đảo các tầng lớp nhân dân trong xã để hội nạn nhân chất độc da cam đioxin xã Phượng Kỳ hoàn thành nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao phó.

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ XÃ PHƯỢNG KỲ - HUYỆN TỨ KỲ

Trưởng Ban Biên tập: Tấn Văn Duẩn - Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Phượng Kỳ

Địa chỉ: UBND xã Phượng Kỳ - huyện Tứ Kỳ - tỉnh Hải Dương

Điện thoại: 0977161526

Email: vanduan.pk@gmail.com

Số lượt truy cập
Đang truy cập: 0
Hôm nay: 9
Tháng này: 5,431
Tất cả: 48,005